fbpx
Tuesday, June 6, 2023

[Series Photography] Ví dụ dễ hiểu DOF – Dùng lens Full-frame trên body Crop

Giải thích dễ hiểu về các chỉ số AOV, FOV, DOF cho Fullframe và Crop dành cho các bạn hay thắc mắc và tranh cãi về việc dùng lens full frame lên body crop thì nhân hệ số crop. Hệ số này thực chất ảnh hướng đến điều gì?
 
Để vào bài mình sẽ giải thích với 3 ví dụ sau:

Ví dụ 1: Thêm chỉ số quan trọng là khoảng cách

Cùng khoảng cách đến vật, f2.8, cùng tiêu cự 100mm, 2 body 1 crop 1 Full-frame
Kết quả: Ảnh sẽ có dof giống nhau – xoá phông như nhau, perspective giống nhau, Full-frame góc rộng hơn, Crop sẽ zoom in hơn nhân theo hệ số crop (cái khác nhau chỉ là Angle of view do sensor lớn hơn).
Dùng lens Full-frame trên body Crop
Ảnh to chụp bởi máy Nikon D850 Full-frame, lens tiêu cự 100mm f2.8
Ảnh nhỏ được thu nhỏ lại cho có cùng tỷ lệ người. Ảnh trên Body crop Panasonic GH5, lens tiêu cự 100mm f2.8

Ví dụ 2: Vẫn là cùng khoảng cách

Cùng khoảng cách đến vật, f2.8, tiêu cự khác nhau crop 50mm, Full-frame100mm
Kết quả: Ảnh cùng Angle of view, nhưng perspective khác nhau (Full-frame trông vật nhỏ hơn), DOF khác nhau (Full-frame mỏng hơn – xoá phông mịt mù hơn).
Dùng lens Full-frame trên body Crop
Ảnh so sánh hai máy khác tiêu cự có perspective khác nhau nhưng có cùng Angle of view. DOF khác nhau dẫn đến mức độ xoá phông cũng khác nhau.

Ví dụ 3: Thay đổi khoảng cách của body crop

Giữ f2.8, thay đổi khoảng cách đến vật của body crop ra xa “hệ số crop” lần so với khoảng cách từ body Full-frame đến vật, tiêu cự giống nhau 100mm.
Kết quả: Ảnh cùng Angle of view, dof khác nhau (Full-frame nhỏ hơn – xoá phông mịt mù hơn “hệ số crop lần”), nhưng perspective giống nhau.
Dùng lens Full-frame trên body Crop

Vậy Dùng lens Full-frame trên body Crop thì sao?

Ta ví dụ với lens 50mm f2.8 trên Full-frame với body Crop

Số 50mm (Tiêu cự -Focal Lenght) trên lens là một thuộc tính vật lý – nó đã được cố định từ thời điểm ống kính được tạo. Dù là lens sản xuất cho crop hay Full-frame thì nó vẫn là 50mm.
Vậy 1 lens 50mm f2.8 trên Full-frame về crop có Angle of view khác nhau nhưng perspective vẫn như nhau, Nhưng điều này cũng cần so khoảng cách đến vật.
 
Giả sử cùng khoảng cách đến vật là như nhau:
Cùng lens 50mm f2.8 trên Crop so sánh với 50mm f2.8 trên Full-frame.
Sẽ giống ví dụ 1 ở trên: Ảnh sẽ có Angle of view hẹp hơn, nhưng perspective như nhau, xoá phông như nhau.
 
Tuy nhiên nếu đổi khoảng cách đến vật của crop ví dụ là 1.5 lần xa hơn so với Full-frame:
Cùng lens 50mm f2.8 trên crop so sánh với 50mm f2.8 trên Full-frame.
Vậy giống ví dụ 3 ở trên: lúc này ảnh có kết quả cùng Angle of view, dof của Full-frame nhỏ hơn xoá phông mịt mù hơn 1.5 lần (f2.8 trên Full-frame, f4 trên crop) nhưng perspective giống nhau.

Tóm lại lợi ích của mang một lens Full-frame về Crop là gì?

Việc mang một lens crop gắn lên full frame hay ngược lại đều không ảnh hưởng đến những yếu tố như tiêu cự thực tế của lens đó, độ méo hình, độ mờ của nền. Tuy nhiên bạn có thể tận dụng được số lượng pixel của body crop có thể nhỉn hơn với cùng chế độ crop mode của body Full-frame. Điều này không thực sự hữu ích với chất lượng máy ảnh Full-frame ngày nay.
Để rộng hơn mình giải thích một số khái niệm về Angle of view và Field of View dưới đây. Vì nhiều trang vẫn đang giải thích nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Tuy nhiên ở mức độ chụp ảnh cơ bản thì hai khái niệm này thỉnh thoảng được sử dụng thay thế cho nhau.

Angle of view (AOV) trong nhiếp ảnh là gì?

Angle of view (AOV) trong nhiếp ảnh là đo lường theo độ rộng khung hình sẽ được bao phủ từ điểm của máy ảnh. Góc nhìn có thể đo trên ba mặt phẳng: góc nhìn ngang, góc nhìn dọc hoặc góc nhìn chéo.

Angle of view được đo bằng độ và thường được đo theo mặt phẳng chéo của khung hình. AOV nhỏ, đo được ít độ, có nghĩa là khung hình sẽ thu hẹp lại, tập trung vào chủ thể. Ngược lại, AOV lớn sẽ tạo ra một khung hình rộng hơn.

Ví dụ, một ống kính với AOV ngang 60 độ sẽ bao phủ một phạm vi rộng 60 độ theo chiều ngang. Các loại ống kính có AOV khác nhau, từ rất rộng đến rất hẹp, và chúng có thể được sử dụng để chụp các loại hình khác nhau, chẳng hạn như chụp chân dung hoặc chụp phong cảnh.

Ngoài ra, AOV còn phụ thuộc vào tiêu cự của ống kínhkích thước cảm biến của máy ảnh. Một ống kính với tiêu cự ngắn có thể tạo ra AOV rộng hơn so với một ống kính có tiêu cự dài hơn. Và hay được nhầm với Angular field of view (AFOV).

Công thức như sau:

Angle of view (in degrees) = 2 ArcTan(d/2f)

d = kích thước sensor (dimension) Có thể dùng chiều horizontal hay vertical tuỳ vào mục đích sử dụng.
f = focal length tiêu cự ống kính

Field of View (FOV) trong nhiếp ảnh là gì?

FOV là trường nhìn, một đơn vị đo khoảng cách và nó yêu cầu kiến ​​thức về khoảng cách từ trung tâm quang học của ống kính đến chủ thể. Nếu bạn biết tiêu cự và khoảng cách đến chủ thể, bạn có thể tính toán góc nhìn và sau đó là trường nhìn. Điều này cho phép bạn tính toán kích thước của một vật trong khung hình của bạn, hoặc ngược lại, bạn có thể tính toán khoảng cách đến chủ thể nếu bạn biết kích thước của nó và tỉ lệ phần trăm của khung hình của bạn nó chiếm.

Ta có công thức như sau:

FOV = 2 x working distance x tan (AFOV/2)

Hoặc:

AFOV = 2 x tan-1 (FOV/2 x working distance)
AFOV = 2 x tan-1 (H/2f)

Với:

H = kích thước sensor (horizontal dimension)
f = focal length tiêu cự ống kính

Vậy theo công thức trên AFOV là tương đương với Angle of view (AOV)

Liner field of view (LFOV)

Liner field of view cũng tương tự như FOV, được đo bằng đơn vị khoảng cách và yêu cầu được biết về khoảng cách từ ống kính đến chủ thể. Thường được sử dụng khi sử dụng cùng thuật ngữ AFOV. Ví dụ: “Ống kính Canon 35mm có angular field of view 54,4 độ và linear field of view là 103ft tại 1000yd”.

Vậy Angle of View (AOV) và Field of View (FOV) có gì khác nhau?

Hai chỉ số này hoàn toàn khác nhau và có cách tính khác nhau nhưng cùng dùng để đo cho một khái niệm về khả năng thấy được của một ống kính. Một điều mà mình tìm được định nghĩa tốt nhất cho trường nhìn đó là đây chính xác là cách mà tất cả các nhà sản xuất kính viễn vọng sử dụng thuật ngữ này trong các thông số kỹ thuật của kính viễn vọng. Ngành này sử dụng khoảng cách chuẩn hóa 1000yd làm khoảng cách đến chủ thể, và kính viễn vọng thường liệt kê thông số như “Trường nhìn: 300ft tại 1000yd”. Theo hai bài viết của shuttermuseallaboutbirds.org. Để tính toán các bạn có thể vào trang pointsinfocus. Thực tế các khái niệm này ít ảnh hưởng đến việc sử dụng máy ảnh để chụp ảnh. 

Một ví dụ về thông số kỹ thuật được lấy từ trang web Nikon Sport Optics cho kính viễn vọng Monarch HG. Chú ý đến cách họ sử dụng trường nhìn góc nhìn dưới dạng một góc, và quan trọng hơn, trường nhìn dưới dạng một khoảng cách!

FEATURED ARTICLES

[Series Photography] Tất tần tật về nhiếp ảnh kỳ 1 –...

0
Hello, để nói là tất tần tật thì có vể thật sự quá chủ quan phải không nào? Nhưng những bài viết về chủ...

NEW ARTICLES

Kiến Thức Đầu Tư Chứng Khoán Cơ Bản Dành Cho Người Mới – Phần...

0
Kiến Thức Đầu Tư Chứng Khoán Cơ Bản sẽ giúp các bạn tóm gọn nhanh và hiểu rõ hơn về Thị trường chứng khoán ở Việt Nam. I. Giới thiệu...

Top trang web Domain Authority cao trên 70 cho SEO (Cập nhật)

0
Một content writer bạn hẳn phải thường tìm các trang có Domain Authority cao. Vậy Domain Authority cao có lợi ích gì? và tại sao chúng ta lại cần...

Tối ưu hóa 100 điểm SEO bài viết với Rank Math

0
Việc tối ưu hóa 100 điểm SEO bài viết trở nên rất quan trọng với bất kỳ Content Writer nào. Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn cho bạn...

Top 25 điểm đến du lịch nổi tiếng nhất thế giới

0
Trang web du lịch nổi tiếng TripAdvisor đã công bố danh sách top 25 điểm đến du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới. Bảng xếp hạng dựa trên đánh giá bình...

Hướng dẫn chi tiết chuyển tiền về Việt Nam bằng Transferwise

0
Việc sống ở nước ngoài làm việc cũng có thể để dành được chút tiền và bạn muốn chuyển tiền về Việt Nam. Vậy hiện nay có cách nào...

Hướng dẫn gỡ Plugin WordPress hoàn toàn

0
Khi bạn cài đặt WordPress, thường một trong những điều đầu tiên bạn làm là cài đặt các plugin. Khi trang web và kỹ năng của bạn phát triển,...

Hướng dẫn cài Plugin WordPress – Cụ thể từng bước

0
Sau khi cài đặt Wordpress thì việc tiếp theo là theme và plugin cần thiết. Vậy trong bài viết này Ngọc sẽ hướng dẫn các bạn cài Plugin Wordpress...

Top 10 con đường đẹp nhất Paris

0
Paris có hệ thống với hơn 6,100 con đường lớn nhỏ. Vậy có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ dạo qua hết cơ số đường đó chưa? Hãy tưởng...

ABOUT CALEPENTURE

Ngọc tốt nghiệp MBA Digital Marketing and Innovation Management tại Pháp. Mong muốn rằng tạo ra chiếc blog này để mọi người có thể cảm thấy vui vẻ hơn trên con đường thiên di của mình.

OUR SERVICES

spot_img

Lastest Post

Categories

Must Read

DONATE

Nếu bạn thấy trang blog mình bổ ích.
Hãy bấm donate bên dưới để mình có thêm kinh phí duy trì nhé!

Hoặc quét mã QR sau