fbpx

Cách đọc đúng thông tin trên visa Schengen

Xin chào cả nhà, hôm nay mình sẽ giới thiệu cách đọc đúng thông tin trên visa Schengen. Có lẽ việc lấy được visa là điều khó khăn nhất trong chuyến đi của bạn nếu không tính đến chi phí? Nhưng đôi khi, bằng cách nào đó bạn lại quên mất kiểm tra đối soát thông tin trên visa sau khi được nhận.

Nếu bạn thắc mắc về thủ tục xin visa Schengen thì đọc ở đây.

Làm sao đọc đúng thông tin trên visa Schengen?

Đầu tiên, bạn phải luôn nhớ kiểm tra thông tin được ghi trên visa ngay khi nhận được. Các cơ quan thẩm quyền cấp xét visa không chịu trách nhiệm nếu thông tin bạn bị sai lệch, nhầm lẫn trên thị thực. Hãy nhớ điều này nhé. Và bầy giờ hãy cùng tìm hiểu làm sao để đọc đúng thông tin trên visa Schengen.

  1. Visa Type: Dựa theo mục đích chuyến đi là du lịch, bạn sẽ được nhận hai loại visa type đó là “A” (Dành cho transit) và “C” (Lưu trú ngắn hạn).
  2. Number of Entries: Số lần được nhập cảnh. Trong visa type “C” bạn sẽ có 3 loại sau: Single-entry visa (1), Double-entry visa (2) and Multiple-entry visa (MULTI).
  3. Validity: Là dấu chỉ thời gian bạn lưu trú từ ngày đến ngày, phương tiện vận chuyển của nhân viên hải quan. Dấu tem này được đóng một lần khi nhập và xuất cảnh khối Schengen.
  4. Duration of Each Stay*: Thời gian tối đa bạn có thể lưu trú tại Schengen trong mỗi lần.
  5. Date of Entry:FROM* từ ngày này bạn có thể đến các quốc gia thành viên Schengen.
  6. Date of Exit: UNTIL* đến ngày này bạn phải rời khỏi các cuốc gia thành viên Schengen.
  7. Visa Remarks
  8. Name
  9. Passport Number
  10. Date of Birth
  11. Photo Information
  12. Date of Issue: Ngày cấp
  13. Place of Issue: Nơi cấp
  Vin chaud là gì? Thức uống truyền thống dịp Noel

Định dạng ngày: Ngày/Tháng/Năm hoặc Tháng/Ngày/Năm.

Giải thích thời gian cư trú và ngày xuất/ nhập cảnh

DURATION OF EACH STAY Thời gian lưu trú tối đa bạn có thể ở lại khu vực Schengen. Nó được tính từ thời điểm bạn bước qua cửa khẩu và được đóng mộc nhập cảnh. Trên mộc có ngày nhập cảnh. Và thời gian này kết thúc khi bạn bước ra khỏi khu vực Schengen (cũng với một dấu xuất cảnh).

Thời gian Được ghi “FROM”, “UNTIL” thông thường nhiều hơn số ngày trong phần DURATION OF EACH STAY. Sự khác biệt của chu kỳ này giúp bạn linh động hơn để sắp xếp lại kế hoặch nếu có. Bạn có thể đến trong và rời đi trước thời hạn này. Nhưng tổng số thời gian lưu trú phải nhỏ hơn số ngày được phép bởi DURATION OF EACH STAY. Và trong trường hợp còn thời gian lưu trú nhưng đã đến ngày rời đi (UNTIL) bạn vẫn bị bắt buộc phải rời khỏi Schengen.

Luật 90/180 Schengen Visa

Đừng quên luật 90/180 ngày, đây cũng là điểm dễ gây nhầm lẫn cho những ai sở hữu Schengen visa. Mọi người thường tính 180 ngày bắt đầu từ ngày bạn được xác nhận thị thực. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.

Người giữ thị thực Schengen có thể đi lại tự do trong khu vực Schengen trong thời gian lưu trú tối đa lên tới 90 ngày trong chu kỳ thời gian nửa năm. Chu kỳ được tính từ dấu mộc nhập cảnh lần đầu. Khi bạn đã tích lũy đủ 90 ngày lưu trú trong khu vực Schengen (liên tiếp hoặc tách biệt nhiều lần) trong vòng nửa năm, bạn buộc phải rời khỏi khu vực Schengen.

  Kinh nghiệm xin visa châu Âu cho người làm tự do

Và luật 90/180 Schengen Visa sẽ không được reset nếu bạn có một visa mới đâu nhé. Bạn phải đợi hết chu kỳ 180 ngày để bắt đầu chuyến đi mới.

Ví dụ, bạn có visa Schengen và đã lưu trú trong khu vực hết 90 ngày, thì bạn phải ở ngoài TẤT CẢ các quốc gia thành viên Schengen trong ít nhất 90 ngày tiếp theo. Sau khi hết 180 ngày này thì bạn được phép quay trở lại.

Hậu quả tồi tệ nào sẽ xảy ra nếu không rời đi đúng hạn?

Đọc hiểu sai dẫn đến sử dụng sai visa Schengen sẽ khiến bạn gặp các hậu quả nặng nề. Bạn có thể bị cấm cấp visa mới cho khu vực trong thời gian từ 2 đến 5 năm nếu mắc phải lỗi:

  1. Bạn cư trú bất hợp pháp khu vực Schengen lâu hơn 1 tháng so với thời gian cho phép. (ngoài trừ bạn có các giấy tờ chứng minh được sự hiện diện của mình là do nguyên nhân khách quan, ngoài kiểm soát)
  2. Bạn bị trục xuất ra khỏi một quốc gia khối Schengen.
  3. Bếu xin tị nạn ở một nước Schengen
  4. Bạn nộp đơn xin giấy phép cư trú tại quốc gia Schengen. (Theo qui định, việc nộp hồ sơ xin đoàn tụ với vợ/chồng sẽ không bị áp dụng mức phạt này).

Ngoài ra thời gian xét duyệt visa lần sau của bạn cũng sẽ bị kéo dài từ 30-60 ngày.

Hãy comment những thắc mắc nếu có xuống phía dưới nhé.

  Nhiệm vụ Among Us - Hướng dẫn chi tiết

Đăng ký nhận tin!

Để được cập nhật những bài viết mới nhất! Hãy đăng ký trang của mình nhé!

FEATURED ARTICLES

[Series Photography] Tất tần tật về nhiếp ảnh kỳ 1 –...

2
Hello, để nói là tất tần tật thì có vể thật sự quá chủ quan phải không nào? Nhưng những bài viết về chủ...

NEW ARTICLES

Hướng dẫn cài Plugin WordPress – Cụ thể từng bước

0
Sau khi cài đặt Wordpress thì việc tiếp theo là theme và plugin cần thiết. Vậy trong bài viết này Ngọc sẽ hướng dẫn các bạn cài Plugin Wordpress...

Top 10 con đường đẹp nhất Paris

0
Paris có hệ thống với hơn 6,100 con đường lớn nhỏ. Vậy có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ dạo qua hết cơ số đường đó chưa? Hãy tưởng...
website cung cấp ảnh miễn phí

Tổng hợp các website cung cấp ảnh miễn phí và chất lượng cho content...

0
Nếu là người viết lách bạn sẽ phải tìm kiếm những kho ảnh cho bài viết của mình để minh họa. Tất nhiên tìm kiếm hình ảnh trên internet...

Cách Index bài viết nhanh và miễn phí với Google Indexing API

1
Trong thời gian google index đang khóa tính năng index bài viết. Việc hiện nay việc các bài viết muốn được index trên Google là việc cực kỳ đau...

Sự khác biệt giữa Ginger Ale và Bia Gừng?

0
Mình là một người thích gừng. Khi ăn phở cũng thích thêm vài lát gừng cắt sợi. Việc sử dụng gừng vốn dĩ cũng dã có nhiều lợi ích....
công dụng của gừng

Công dụng chữa bệnh của gừng mà bạn nên biết

0
Sắp sửa thực hiện một món liên quan đến gừng nên hôm nay mình sẽ chia sẻ lại các công dụng của gừng. Một loại thực vật có rất...

Dấu hiệu bạn đã nạp quá nhiều đường vào cơ thể

0
Xin chào, du học không chỉ có thủ tục học tập mà bạn còn có những nhu cầu khác như: Ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm học...

Nhà thiết kế huyền thoại Kenzo Takada qua đời vì Covid-19

0
Vào ngày 4/10 vừa qua tại bệnh viện Neuilly-sur-Seine, nhà thiết kế Nhật Bản Kenzo Takada, người sáng tạo ra thương hiệu Kenzo nổi tiếng, đã qua đời vì...

ABOUT CALEPENTURE

Lê Ngọc
Ngọc tốt nghiệp MBA Digital Marketing and Innovation Management tại Pháp. Mong muốn rằng tạo ra chiếc blog này để mọi người có thể cảm thấy vui vẻ hơn trên con đường thiên di của mình.
10,258FansLike
2,610FollowersFollow
8FollowersFollow
154SubscribersSubscribe

Lastest Post

Categories

Must Read

Đăng ký nhận tin

Để được cập nhật những bài viết mới nhất! Hãy đăng ký trang của mình nhé!

DONATE

Nếu bạn thấy trang blog mình bổ ích.
Hãy bấm donate bên dưới để mình có thêm kinh phí duy trì nhé!

Hoặc quét mã QR sau