Chắc hẳn việc du học khiến bạn chuẩn bị rất nhiều thứ, từ chai nước mắm đến gói mì tôm, rồi đến những cái nặng túi như là …. máy tính xách tay (laptop). Vậy nên hôm nay mình sẽ viết bài về chọn mua laptop cho du học sinh như thế nào, mua laptop ở đâu, mua ở Việt Nam hay Pháp, nên mua như thế nào, cần để ý gì truớc và sau khi mua. Bài viết dành cụ thể do du học sinh Pháp nhưng bạn có thể áp dụng cho du học các nước khác trong châu Âu hoặc trên thế giới. Kinh nghiệm rút ra từ việc trải qua quá trình sử dụng laptop của mình, tham khảo các bài viết khác tổng hợp lại. Bạn nào có đóng góp hãy comment xuống bên dưới nhé!
I. Những nhu cầu chọn mua laptop cho du học sinh
Đặc điểm chung là tuỳ theo nhu cầu chip, card đồ họa, ram, ổ cứng (hdd hay ssd) mà số tiền sẽ khác nhau. Chip cho laptop thuờng đc chia ra làm nhiều dòng. Có thể kể ra theo mục đích tiết kiệm điện hoặc hiệu năng cao. Ví dụ cụ thể: Intel chipset mã U là chip tiết kiệm điện, thuờng ít nhân hơn, xung nhịp khi ở trạng thái idle (nghỉ, ít tải) đuợc giảm xuống tầm 1,7Ghz để tiết kiệm điện, và boost lên 4,5Ghz khi cần thiết. Chip HQ : hiệu năng cao, nhiều nhân hơn, mạnh hơn, nóng hơn nên cần quạt to hơn. Điều này dẫn đến máy cần nhiều không gian và nặng hơn, vì không thể nào thắng dc vật lý. Vậy mình chia ra 4 dòng chính theo nhu cầu sau:
1. Máy tính dành cho việc học hành đơn giản (phần này số đông):
Cấu hình ko cần quá mạnh! Chip đại diện là dòng core i5, hoặc Ryzen 5. Bạn cũng không cần có card màn hình rời, vì sẽ đắt hơn kha khá và thật sự không cần thiết. Còn về ram, để dễ hiểu: nếu cần mở 200 tab chrome, thì nên mua máy nào có tầm 16Gb RAM quan trọng nhất là máy phải gọn nhẹ. Hiện h có các dòng máy Asus Zenbook hoặc Lenovo là rất phù hợp với giá tiền và chất luợng. Ví dụ Asus Vivobook Ryzen7, 8Go, 256 SSD.
2. Gaming laptop:
Hiện giờ Gaming laptop giá cả tốt, hiệu năng cao thì là dòng Asus Zephyrus G14 (1,7kg seulement) với chip Ryzen 7 4800HS – Ryzen 9 4900HS (8 cores 16 threads) và chip RTX 2060, hoặc ít tiền hơn 1 tí có Asus TUF A15 với Ryzen 5 – Ryzen 7 4800H, GTX từ 1660Ti đến RTX 2060. Đặc điểm chung của Gaming Laptop là khá nặng, va cũng rất đắt. Thế nên, nếu thật sự ko cần laptop, thì solution build 1 gaming mini-itx (case siêu nhỏ gọn) và màn hình 24 -27 inches 144Hz thì vẫn kinh tế hơn (nhưng sẽ vất vả cho bạn khi chuyển nhà)
3. Laptop đồ hoạ, dựng hình, render cho dân thiết kế.
Cũng có thể phần nào đấy machine learning và deep learning cho data scientist. Dòng này gần tương tự như Gaming laptop vì cần phải làm việc với CPU và GPU mạnh. Các bạn có thêm các sự lựa chọn như Dell XPS để mỏng nhẹ. Tuy nhiên workstation là dòng mình khuyên các bạn sử dụng vì tính bền bỉ và hiện tại thì đã có những sản phẩm thuộc workstation nhưng thiết kế mỏng gọn đơn cử Dell Precision.
4. Laptop sang chảnh (phần này đa số là chị em):
Macbook Pro 13-16 inches, Macbook air 14 inches. Thường là sinh viên có code giảm giá 10% ở Apple store, lâu lâu được tặng đồ. Apple thì thật sự rất phù hợp với ai có nhiều tiền, và có ít khả năng chăm sóc máy khi 5-6 năm vẫn chạy như ngày đầu. Các bạn là du học sinh thường các trường tư sẽ liên kết với các hãng như Microsoft, Apple, Amazon để có discount đáng kể khi mua tại Pháp cho các bạn.
Kết luận:
Mua máy tính phù hợp với nhu cầu là cực kì quan trọng, nên tránh mua máy tốt nhất đắt nhất chỉ vì …. sợ mất công bán đi mua lại. Nên nhớ đồ điện tử ra khỏi cửa hàng đã là mất giá, và cùng 1 số % thì đắt hơn thì mất giá nhiêu hơn. Gaming laptop nếu ko thật sự có nhu cầu thì nên chọn máy nhỏ gọn, vì máy 1.5 kg so với 2.5kg đã là khác biệt cực kì lớn khi phải vác máy đi học cả ngày. Mình từng vác con workstation Zbook 15 tầm 2,8kg thêm cả adapter nữa cũng 3 kg đi học mà bọn bạn không biết cứ nghĩ đó là máy cổ. Nhưng nó là quá nặng cho việc ngày nào cũng lên trường. Mình cũng to con nhưng cảm thấy vẫn rất nặng nên khuyến khích để đi lại nhiều thuận tiện hãy chon máy tầm 1kg5 trở lại.
II. Chọn mua laptop ở Pháp hay Việt Nam?
Đây là câu hỏi thuờng đuợc hỏi nhiều nhất, mua ở mỗi nơi thuờng có ưu điểm và yếu điểm khác nhau, hãy cũng nhau xem xét để có đuợc sự lựa chọn cho chính mình:
1. Mua ở Việt Nam:
Ưu điểm:
a. Mua ở Việt Nam thuờng luôn rẻ hơn vì cửa hàng không khai thuế, hoặc mua hàng xách tay và chưa kể Việt Nam có một số nguồn hàng khác đặc biệt nhất là máy cũ để giá luôn rất cạnh tranh.<> b. Là bàn phím QWERTY mà mọi nguời quen sử dụng. Sẽ không mất thời gian để làm quen. c. Đã có máy sẵn, mua 1 phát là sang bên này có thể sử dụng ngay và luôn. d. Bố mẹ đi mua, bố mẹ chi tiền. e. Đầu dây điện nhớ chọn loại chuẩn châu Âu vì ở Pháp sẽ là đầu tròn. UK là đầu dẹp,… Đầu cắm Việt Nam hay xài là theo chuẩn Châu Âu nhưng cũng có nhiều ngoại lệ. Lưu ý nhỏ: Nếu bạn mua Dell ở Việt Nam hãy chọn gói bảo hiểm đi kèm để được bảo hiểm hư hỏng toàn cầu. Và Apple có gói bảo hành tương tự với yêu cầu giữ bill chính hãng khi mua.
Nhược điểm:
a. Bảo hành ở Việt Nam, khi hỏng khó có thể sửa chữa. Hoặc phải tự sửa chữa. Nên nhớ giá dịch vụ của sửa chữa thay thế linh kiện trong các cửa hàng rất mắc nếu bạn không tìm được người Việt Nam làm. b. Bàn phím QWERTY khi sử dụng ở Pháp để viết bài sẽ khó khăn. (Sẽ khó với các từ đặc biệt của Pháp) c. Giá trị khi bán lại kém, đây là 1 yếu tố khá quan trọng, khi đối tuợng bán lại bị hẹp đi khá nhiều : cộng đồng nguời Việt. Và trong cộng đồng thì rẻ sẽ được ưu tiên.
2. Mua ở Pháp:
Ưu điểm:
a. Bàn phím AZERTY phù hợp với nhu cầu học tập ở bên này. Hoặc ngay khi mua QWERTY bạn cũng sẽ được một bàn phím QWERTY rất Pháp. (Mình nghĩ là bàn phím QWERTY kiểu của Canada.) b. Bảo hành ở bên Pháp. Rất tiện cho bạn không biết nghịch. c. Bán lại có giá trị hơn, khi có hoá đơn và hộp đầy đủ (mua ở Việt Nam! thường vứt hộp cho gọn khi đi sang Pháp. d. Đỡ tốn 2kg trong hành lý xách tay, đỡ tay xách nách mang khi sang bên này, dễ làm mục tiêu cho các đối tuợng trộm cuớp)
Nhược điểm:
a. Đắt hơn. b. Sang không có máy để sử dụng luôn. c. Mua cần phải biết chỗ, khi mà mới sang lơ ngơ. Và chỉ nên mua chính hãng.
Kết luận :
Theo mình thì nếu học từ bậc đại học và dự định ở Pháp trên 3 năm. Bạn nên mua ở Pháp. Khi thuờng các hãng lớn như Dell, Apple thuờng có giảm giá cho sinh viên và nếu liên kết với trường, các trang web như Cdiscount, cũng có chuơng trình như unidays sinh viên đuợc giảm giá 10%. Khi đấy sự chênh lệch về giá không còn qúa cao. Quan trọng nhất đó là bạn được yên tâm khi có hư hỏng. Không thể nói vài năm sử dụng mà máy bạn vô tình đổ nước, tắm mưa hay lăn đùng ra ốm. Thì lúc hoạn nạn như thế bạn cần có người giúp đỡ như những dịch vụ bảo hành tại châu Âu. Nhưng bạn cũng đừng hi vọng vào dịch vụ ở châu Âu về việc sử chữa. Có thể họ không nhiệt tình, sửa chữa khá cẩu thả, nhưng khi máy bạn hư hỏng do khách quan bạn thường được đổi mới hoàn toàn nếu nó không hoạt động nữa. Ngoài ra bán lại máy cũng sẽ có giá hơn. Các bạn có thể dùng các trang web bán đồ cũ như leboncoin, ebay,…
III. Chọn mua laptop ở đâu tại Pháp?
Chủ đề này thì cũng đã đuợc nhắc đến rải rác trong bài viết rồi : Các cửa hàng bán máy trực tiếp như là : Darty, FNAC. Hoặc online như là Amazon, CDiscount Unidays, RueDuCommerce, hoặc lên trực tiếp hãng như Apple store,… Mình khuyên bạn mua online. Có 1 trang web ko thể không nhắc đến là: dealabs.com, đây là trang web chia sẻ cộng đồng, với principe là nguời mua là nguời bỏ phiếu lựa chọn.
Có 1 mẹo nhỏ là các bạn có thể ra FNAC, Darty để thử máy (tuy nhiên sẽ không có nhiều sự lựa chọn về máy, và sau đấy là sự lựa chọn về cấu hình như ở trên mạng) và sau đấy …. lên mạng mua. Sẽ có khó khăn nhất định cho sinh viên mới sang Pháp khi chưa có tài khoản ngân hàng để có thể mua trên mạng. Trong truờng hợp này đọc bài viét hướng dẫn của mình về thủ tục tại Pháp nhé!
IV. Các mẹo giảm chi phí mua laptop cho du học sinh?
1. Chăm chỉ theo dõi Dealabs, Amazon, cứ cái post nào trên 100 độ C có nghĩa là giá tốt, nguời bán uy tín, dân chúng đồng tình đấy là giá tốt. 2. Mua hàng cũ còn bảo hành. Có thể soi Facebook Marketplace và Leboncoin để tìm giá rẻ, deal tốt. Tuy nhiên cách này phải hiểu biết thị truờng, có khả năng nói tiếng Pháp khá tốt để … năng nỉ bán giá sinh viên @ThienTruc Nguyen, hiểu biết về máy tính để kiểm tra cho kĩ, xem kĩ hoá đơn để biết chắc còn bảo hành, nên chọn các dòng máy tốt như Dell XPS, Macbook Pro, etc. để tránh hỏng hóc. 3. Build máy tính để bàn: thường rẻ hơn nhiều, có khả năng nâng cấp tốt, tuỳ thuộc vào nhu cầu sau này mà thay đổi cấu hình, thêm card đồ họa, thêm RAM, thêm ổ cứng để làm việc tốt hơn…
V. Những điều cần lưu ý sau khi mua laptop :
1. Giá bán lại: luôn quan trọng, vì nó giúp mình tiết kiệm 1 khoản kha khá để đầu tư máy mới. Các sản phẩm apple rất giữ giá và có khả năng bán lại khá cao, tuy nhiên vấn đề là đầu tư ban đầu khá lớn, và không có bất cứ 1 khả năng nâng cấp nào khi linh kiện bị hàn chết vào bo mạch chủ. 2. Giữ lại hộp và hoá đơn: Quan trọng không kém, vì dân Pháp nó …. vậy. Hoá đơn và hộp ko còn tác dụng sau 2 năm nhưng sẽ đem lại cho nguời mua sự an tâm 3. Giữ máy cẩn thận, nên bảo trì quét dọn, thay keo tản nhiệt thuờng xuyên (2 năm 1 lần chẳng hạn) giúp máy luôn hoạt động ổn định, nhiệt độ thấp, và hiệu năng vẫn giữ dc mức tốt sau vài năm.
KẾT LUẬN
Thế là mình đã chia sẻ hết về những vấn đề cần lưu tâm khi mua máy laptop cho sinh viên. Còn bạn muốn khám khá thêm cuộc sống du học, các món ăn du học sinh có thể dễ dàng làm. Đọc thêm ở blog này nhé.
Bisous